Nha đam là một trong những cây trồng chủ lực của tỉnh Ninh Thuận. Hiện nay, nhiều khu vực của tỉnh đã hình thành những vùng trồng nha đam lớn. Các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm cũng đầu tư mạnh vào loại cây trồng này, với nhiều diện tích trồng và không ngừng tìm kiếm đầu ra lâu dài cho sản phẩm.
Đại diện công ty CP Thực phẩm G.C (GC Food) và Tập đoan AICON, Hàn Quốc về việc thành lập nền tảng Viet- KAMI SaaS tại buổi ký kết
Nhận thấy tiềm năng hấp dẫn của loài cây này, một số doanh nghiệp chế biến thực phẩm đã lên chiến lược đầu tư, khai thác và chế biến cây nha đam quy mô lớn để phục vụ cho nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng và xuất khẩu đi các nước. Trong đó, Công ty CP Thực phẩm G.C là đơn vị nổi bật, đã đầu tư vùng trồng lớn, với nhà máy đạt chuẩn cùng dây chuyền sản xuất chuyên nghiệp, hiện đại.
Nhờ đó, những năm gần đây, hoạt động xuất khẩu nha đam của Việt Nam đã đạt được con số ấn tượng. Trong giai đoạn 2019 - 2025, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 7,6% /năm và được đánh giá là thị trường tỷ USD. Với tiềm năng phát triển mạnh mẽ, cây trồng này đã tạo ra việc làm ổn định, mở ra sinh kế cho bà con nông dân ở vùng đất nắng hạn, khô cằn.
Ông Nguyễn Văn Thứ, Chủ tịch HĐQT của G.C Food (người đứng giữa) và đại diệnTập đoan AICON, Hàn Quốc kí kết biên bản ghi nhớ và hợp tác giữa hai công ty
Ông Nguyễn Văn Thứ, Chủ tịch HĐQT của G.C Food cho biết “Trong năm vừa qua, công suất sản xuất chế biến nha đam tại G.C Food đã đạt 200 tấn/1 ngày. Hiện tại, G.C Food cũng là đơn vị duy nhất tại Việt Nam đạt được con số ấn tượng này. Các sản phẩm của chúng tôi hiện đã được xuất khẩu đi 20 quốc gia, đặc biệt đã đặt chân đến những thị trường khó tính như Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc…”
Để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nha đam, vừa qua G.C Food đã kết hợp với các doanh nghiệp sản xuất nông sản tiến hành ký kết biên bản ghi nhớ với Tập đoàn AICON, Hàn Quốc về việc thành lập nền tảng Viet- KAMI SaaS. Nền tảng này có chức năng thu thập thông tin, xử lý, phân tích và đưa ra các thông tin thị trường, dự báo giá... thông qua các bảng phân tích, đồ thị và các hình ảnh trực quan, sinh động. Thêm vào đó, với việc áp dụng công nghệ AI, phầm mềm này cũng đưa ra những dự báo về xu hướng thị trường, dự báo giá xuất khẩu, thời điểm xuất/nhập hàng tối ưu…
Dây chuyền sản xuất thạch nha dam xuất khẩu của GC Food tại Ninh Thuận
Sự xuất hiện của Viet- KAMI SaaS sẽ là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam tăng cường xuất khẩu, mở rộng cơ hội hợp tác, kinh doanh tại Hàn Quốc. Riêng với công ty G.C Food, nền tảng Viet- KAMI SaaS là một kênh tiếp cận thị trường Hàn Quốc rất tiềm năng. “Chúng tôi hi vọng Viet- KAMI SaaS sẽ là một kênh tiếp cận nhanh chóng và hiệu quả nhất, giúp nông sản Việt nói chung và sản phẩm nha đam của G.C. Food nói riêng dễ dàng đến với người dùng tại Hàn Quốc”.
Cũng theo lãnh đạo của G.C Food, mục tiêu những năm tiếp theo là đạt doanh thu 100 triệu USD/ năm và trở thành đơn vị sản xuất nha đam lớn nhất thế giới. Với thế mạnh về diện tích vùng trồng, công nghệ sản xuất và đặc biệt là sự dẫn dắt của đội ngũ lãnh đạo, hi vọng G.C Food sẽ sớm ghi tên vào bản đồ các doanh nghiệp sản xuất và chế biến nông sản nổi tiếng.
Hiện nay, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ ba của Việt Nam sau Trung Quốc và Mỹ, với kim ngạch thương mại song phương trong năm 2022 đạt 87,7 tỷ USD. Thương mại điện tử xuyên biên giới đang mang lại tác động tích cực, mở ra hướng đi mới cho xuất khẩu nông sản và các sản phẩm thế mạnh của Việt Nam. GC Food và nhiều doanh nghiệp Việt sẽ có cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu nông sản vào thị trường tiềm năng này, ít nhất là trong 3 năm tới.
Theo Quang Minh/ Tiêu Dùng