Những giờ tốt để cúng rằm tháng Chạp 2023
Theo ông bà ta từ xưa truyền lại, lễ cúng rằm tháng Chạp nên cúng vào đúng ngày. Không có quy định cụ thể nào về ngày giờ thế nhưng cũng không vì thế mà cúng quá sớm hay quá muộn.
Nếu công việc bận rộn, gia đình có thể tiến hành làm lễ cúng rằm tháng Chạp trước vào tối ngày 14 âm lịch. Ngoài 2 ngày 14 và 15 âm lịch thì cúng các ngày khác đều không thiêng.
- Trong ngày 14 tháng Chạp: Bính Thìn (7 giờ-9 giờ): Tư Mệnh; Mậu Ngọ (11 giờ-13 giờ): Thanh Long; Kỷ Mùi (13 giờ-15 giờ): Minh Đường; Nhâm Tuất (19 giờ-21 giờ): Kim Quỹ.
- Trong ngày 15 tháng Chạp: Đinh Mão (5 giờ-7 giờ): Ngọc Đường; Canh Ngọ (11 giờ-13 giờ): Tư Mệnh; Nhâm Thân (15 giờ-17 giờ): Thanh Long; Quý Dậu (17 giờ-19 giờ): Minh Đường.
Lưu ý: Không nên tiến hành lễ cúng Rằm quá khuya mà nên cúng vào ban ngày hoặc tầm chiều tối, tốt nhất là thực hiện trước khi trời tối.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Lễ cúng Rằm tháng Chạp cần những gì?
Đồ lễ Rằm tháng Chạp tùy theo cách thức tiến hành là lễ chay hay mặn mà có sự chuẩn bị khác nhau. Thông thường đồ lễ cúng Rằm tháng Chạp thường có:
- Với lễ cúng chay: Hương, hoa, quả, trầu cau, nước sạch, nến hoặc đèn dầu…
- Với lễ cúng mặn: Thịt gà luộc, bánh chưng hoặc xôi, giò hoặc chả, và một số món mặn khác…
Nhìn chung đồ lễ cúng rằm tháng Chạp không quá cầu kỳ hay coi trọng về số lễ vật cúng, miễn sao thể hiện thành tâm của gia chủ.
Văn khấn rằm tháng Chạp chuẩn nhất
Bài văn khấn rằm tháng Chạp số 1
Nam mô A Di Đà Phật !
Nam mô A Di Đà Phật !
Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy)
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn Thần.
Con kính lạy ngài Đông Thần Quân.
Con kính lạy ngài Bản Gia Thổ Địa Long Mạch.
Con kính lạy các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc Đức Tôn Thần.
Con kính lạy ngài Tiền Hậu Địa Chủ Tài Thần.
Con kính lạy các Tôn Thần cai quản trong khu vực này.
Tín chủ (chúng) con là:...
Theo Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm