Thông tư này có hiệu lực từ 1/1/2025. So với quy định hiện tại (có hiệu lực tới hết năm 2024), Thông tư mới có nhiều điểm thay đổi.
Việc phân nhóm tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng chia theo 3 nhóm:
- Nhóm 1: Áp dụng với trường hợp khám sức khỏe để cấp giấy phép lái xe hạng A1, B1 và người điều khiển xe máy chuyên dùng;
- Nhóm 2: Áp dụng với trường hợp khám sức khỏe để cấp giấy phép lái hạng A và B;
- Nhóm 3: Áp dụng với trường hợp khám sức khỏe để cấp giấy phép lái hạng C1, C, D1, D2, D, BE, C1E, CE, D1E, D2E và DE.
Trong khi với quy định cũ: nhóm 1 (dành cho người lái xe hạng A1); nhóm 2: (dành cho người lái xe hạng B1); nhóm 3: (dành cho người lái xe các hạng: A2, A3, A4, B2, C, D, E, FB2, FC, FD, FE).
Về xét nghiệm ma túy và nồng độ cồn, theo Thông tư mới, khám sức khỏe cấp đổi giấy phép lái xe bắt buộc xét nghiệm nồng độ ma túy (5 loại ma túy, so với quy định cũ là 4 loại); với nồng độ cồn không bắt buộc 100% phải xét nghiệm; chỉ thực hiện nếu có chỉ định của bác sĩ (khi nghi ngờ).
Người hành nghề lái xe ô tô khi khám sức khỏe định kỳ vẫn bắt buộc phải xét nghiệm nồng độ cồn và ma túy (5 loại ma túy, trong khi quy định cũ chỉ 4 loại).
Quy định mới bỏ mẫu sổ khám sức khỏe định kỳ trong thông tư cũ. Sổ này dùng chung mẫu theo Thông tư 32/2023 của Bộ Y tế, có bổ sung kết luận đủ sức khỏe lái xe hạng tương ứng.
Quy định về cơ sở dữ liệu về sức khỏe của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng cũng được thay đổi.
Ngoài ra, giá trị sử dụng của giấy khám sức khỏe theo quy định mới có hiệu lực trong vòng 12 tháng kể từ ngày ký kết luận, nhiều hơn 6 tháng so với thông tư cũ. Bộ Y tế cũng bỏ quy định về khám thai sản vì ít liên quan sức khỏe lái xe.
Về tiêu chuẩn các chuyên khoa, cơ bản Thông tư mới giữ nguyên tiêu chuẩn cũ, có một số thay đổi như:
Theo Lan Anh/Tiêu dùng - Kinh tế & Đô thị