Thị trường bất động sản năm 2023: Bước vào chu kỳ “thanh lọc” mạnh mẽ!

10/01/2023 10:04

Năm 2022 đã khép lại với nhiều nốt trầm cho ngành bất động sản Việt Nam. Nhìn về 2023, ông Troy Griffiths - Phó Giám đốc Điều hành Savills Việt Nam cho rằng, dù còn nhiều khó khăn nhưng đây chính là cơ hội để “thanh lọc” thị trường, doanh nghiệp nào thích ứng nhanh sẽ tiếp tục tồn tại và phát triển.

Việt Nam 2023 trong mối tương quan với bất động sản toàn cầu 

Không thể phủ nhận năm 2022 là một năm khó khăn đối với nền kinh tế toàn cầu. Viễn cảnh lạm phát và các ngân hàng dự trữ trên khắp thế giới đều đang nâng lãi suất đang gây tác động mạnh đến thị trường bất động sản toàn cầu. Ông Troy Griffiths đánh giá, Việt Nam không đứng ngoài xu hướng này với bối cảnh lãi suất tăng cao. Bên cạnh đó, nhu cầu sản xuất tại Việt Nam của thị trường có xu hướng giảm, nhất là đơn hàng từ các doanh nghiệp đến từ Mỹ và Châu Âu. 

“Tại Việt Nam, hiện có nhiều thay đổi đang diễn ra gây tác động lên thị trường bất động sản như thị trường chứng khoán với các chỉ số giảm khoảng 30% giá trị nên đây có thể nói là thời gian khó khăn của các doanh nghiệp niêm yết. Cùng với đó là những cuộc điều tra nhằm thanh lọc và tăng tính minh bạch của thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Rõ ràng điều này sẽ gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế nói chung cũng như cấu trúc nợ của các chủ đầu tư.

Tuy nhiên, nếu nhìn vào từng bất động sản, có thể thấy rõ sự tăng trưởng mạnh mẽ ở nhiều phân khúc trong năm qua. Ví dụ, đối với nhóm đất công nghiệp, ghi nhận mức tăng 30-40% về giá tại các địa phương như Đồng Nai, Long An, Bình Dương, Bắc Giang, Hưng Yên... nhờ sự quan tâm của các nhà đầu tư đến từ khắp nơi trên thế giới” - ông Troy Griffiths nhận định. 

Đối với phân khúc nhà ở tại TP Hồ Chí Minh, số liệu của Savills Việt Nam ghi nhận sự mất cân đối giữa nguồn cung sản phẩm mới ra thị trường và tốc độ tăng trưởng chậm lại. Sự sụt giảm này đến từ một vài nguyên nhân, thứ nhất là nguồn cung mới cho thị trường rất nhỏ giọt, giảm 82% so với cùng kỳ năm trước, khoảng 2,500 căn hộ. Tỷ lệ hấp thụ cũng chỉ ở mức 20% so với mức độ thông thường là 60-70% trước đây. Tỷ lệ hấp thụ cao của những năm trước được thúc đẩy bởi nguồn cung ở phân khúc nhà ở hạng C với giá cả phải chăng.

Tuy nhiên, đến nay xu hướng này đã thay đổi với 80% nguồn cung đến từ phân khúc hạng A và B, chỉ có 20% là căn hộ hạng C phù hợp với nhu cầu chính của thị trường. 


Làn sóng "thoát hàng" âm thầm lan rộng trên thị trường thứ cấp cho thấy, bất động sản đang bắt đầu một chu kỳ thanh lọc mạnh. Ảnh minh hoạ

Viễn cảnh tích cực nhờ “sự thanh lọc”

Theo Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm

Quảng cáo 2